logo
title

Năm 2014: Doanh nghiệp du lịch mong đợi gì?

Cập nhật ngày: 02/01/2014
Bà Đinh Nguyệt Ánh - Tổng Giám đốc Vietrantour: Cần có chính sách ưu đãi đầu tư. Định hướng phát triển du lịch năm 2014 và thời gian tới theo chiều sâu, có tính chuyên nghiệp, có đồng bộ, có thương hiệu thì chúng ta cần phải làm rất nhiều việc, trong đó:

Đinh Nguyệt Ánh - Tổng Giám đốc Vietrantour: 

Cần có chính sách ưu đãi đầu tư
Định hướng phát triển du lịch năm 2014 và thời gian tới theo chiều sâu, có tính chuyên nghiệp, có đồng bộ, có thương hiệu thì chúng ta cần phải làm rất nhiều việc, trong đó:

1) Phải có cơ sở tính toán số lượng khách một cách khoa học, chính xác. Con số báo cáo chính xác sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các tập đoàn, các dự án du lịch sẽ có một chiến lược đầu tư phát triển du lịch một cách chuẩn xác. Để việc thống kê số lượng khách quốc tế vào Việt Nam sát thực tế hơn, chúng ta nên nghiên cứu từ hai nguồn thống kê cơ bản là khách sạn và cơ quan xuất nhập cảnh. Các khách sạn nên được thiết lập khai báo khách qua hệ thống mạng với cơ quan quản lý nhà nước như vậy sẽ tính toán được lượng khách trùng lặp.Cần có chính sách ưu đãi đầu tư

Định hướng phát triển du lịch năm 2014 và thời gian tới theo chiều sâu, có tính chuyên nghiệp, có đồng bộ, có thương hiệu thì chúng ta cần phải làm rất nhiều việc, trong đó:

2) Phải có chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án du lịch một cách rõ ràng về thời gian, về thuế, về giá đất, có hướng dẫn cụ thể. Giá thuê đất hiện nay còn chưa đồng bộ giữa các địa phương, cần phải có sự can thiệp và điều chỉnh của cấp trung ương. Chính sách bị thay đổi không có thời gian hiệu lực nên dẫn tới việc e ngại mở rộng đầu tư du lịch đối với các tập đoàn lớn...

 

Ông Đinh Văn Lộc - Giám đốc VietDa Travel: 

Vấn đề đào tạo nhân lực đang trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Cần mở ngay các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng hiếm; mở các lớp đào tạo kỹ năng cho điều hành và sales tour, marketing online; các khóa tập huấn về văn hóa, lịch sử, tập quán cũng như thói quen du lịch của những thị trường mục tiêu cho các doanh nghiệp; cần hướng đến các thị trường tiềm năng như Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc…Cần tăng cường đào tạo và quản lý

Trong bối cảnh dự đoán kinh tế năm 2014 tiếp tục khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm đẩy mạnh, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; tổ chức các đoàn khảo sát cho doanh nghiệp, cơ quan báo chí; tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp, địa phương tham gia hội chợ du lịch trong và ngoài nước. 

Việc mở các lớp đào tạo cho hướng dẫn viên để cấp lại thẻ cần chọn thời gian thấp điểm, có thể gửi tài liệu để hướng dẫn viên có thể nắm bắt thông tin, sau đó chọn thời điểm thích hợp kiểm tra sát hạch, tương tự kiểu đào tạo từ xa. Như vậy vừa đỡ tốn kém, vừa tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp vừa kinh doanh, vừa nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực. 

Các cơ quan quản lý cũng cần kiểm tra chặt chẽ các khách sạn bán tour bất hợp pháp; thanh kiểm tra thường xuyên tại các tuyến điểm, không để xảy ra sự hoạt động không có kiểm soát của các cơ quan chức năng.

 

Ông Lương Duy Ngân – Chủ tịch Hội đồng quản trị - Công ty Tâm Tâm Việt – TP. Nha Trang (Khánh Hòa):

Mong muốn kinh tế phát triển
Dịp Tết Nguyên Đán 2014, chúng tôi sẽ tổ chức các tour giảm giá để tri ân khách hàng. Điều quan trọng là chúng tôi muốn tạo cho khách du lịch, nhất là khách đi du lịch ở nước ngoài cảm nhận được không khí như ở nhà, như vẫn đang ở Việt Nam, ăn những món ăn quê hương, đất nước thân thuộc... Bước sang năm 2014, tôi mong muốn kinh tế 2014 sẽ phát triển, tăng trưởng đều từ đó thu nhập của mọi người dân tăng. Khi thu nhập của người dân tăng thì họ sẽ sử dụng dịch vụ của chúng tôi nhiều hơn, việc này có tác dộng lớn đến ngành Dịch vụ của chúng tôi.

 

Ông Võ Anh Tài - Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐTV Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist: 


Nên miễn giảm thuế cho xe du lịch nhập khẩu
Trong năm 2014, chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch về cơ chế chính sách, vấn đề thuế, đất đai, nhất là đối với xe du lịch nhập khẩu, nên có ưu đãi về thuế để nâng cao sức cạnh tranh. Đây là một bộ phận cấu thành giá thành tour

 

 

 

 

 

Ông Phùng Quang Thắng - Trưởng phòng Đầu tư và Phát triển, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội Hanoitourist: 

6 đề xuất để phát triển du lịch tiểu vùng Mekong

Thứ hai: Cần có một trung tâm dữ liệu bằng nhiều thứ tiếng về các hoạt động của chương trình du lịch tiểu vùng để các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin nghiên cứu và tận dụng những lợi thế khi hiểu biết rõ về chương trình để triển khai các hoạt động du lịch hiệu quả hơn. Đa số doanh nghiệp du lịch là những doanh nghiệp nhỏ, do vậy cần được cung cấp chi tiết, cụ thể và hướng dẫn. Các địa chỉ về dữ liệu cần được thông tin rộng rãi.Thứ nhất: Để phát triển hơn sự hợp tác du lịch trong tiểu vùng Mekong, trước hết, các doanh nghiệp du lịch, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần biết và hiểu rõ về những nội dung hợp tác đang được thực hiện và sẽ được thực hiện trong tương lai. Chúng tôi chưa tiếp cận được nghiên cứu nào hoặc con số nào đánh giá về mức độ hiểu biết về chương trình hợp tác du lịch tiểu vùng Mekong của các doanh nghiệp du lịch, nếu chưa thì nên có những điều tra để nắm bắt được điều này, từ đó có những hoạt động thích hợp trong việc triển khai chương trình phát triển du lịch tiểu vùng. 

Thứ ba: Cần phải coi khu vực tiểu vùng Mekong là một điểm đến du lịch để xây dựng nhãn hiệu du lịch chung và có các hoạt động hợp tác du lịch phù hợp. 

Thứ tư: Cần hợp tác để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù cho tiểu vùng Mekong, các sản phẩm thường là xây dựng dựa trên cơ sở tuyến du lịch liên quốc gia qua 2, 3 nước, hướng tới các thị trường mục tiêu của khu vực.

Thứ năm: Khi đã có những sản phẩm du lịch mang tính hợp tác trong tiểu vùng, cần có những chương trình xúc tiến chung với các thị trường mục tiêu và tiềm năng. Cần có sự hợp tác của các bên như vận chuyển du lịch, khách sạn, nhà hàng, nhà tổ chức tour… để mỗi một năm nên có một đến hai sản phẩm được đưa ra thị trường với nhiều ưu đãi nhằm khuyếch trương cho hợp tác tiểu vùng Mekong. 

Thứ 6: Cần tháo gỡ những rào cản du lịch về giao thông đường không và đường bộ, xuất nhập cảnh giữa các nước trong tiểu vùng Mekong.
Để phát triển du lịch trong tiểu vùng Mekong một cách bền vững, du lịch các nước trong tiểu vùng nên có những chuyến khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tổ chức hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội ở 13 vùng du lịch đã vạch ra, đặc biệt quan tâm đến du lịch có trách nhiệm trên và ở hai ven dòng sông Mekong.

Nguồn: baodulich.net.vn