logo
title

Đà Bắc - Hòa Bình: Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Cập nhật ngày: 26/06/2023
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đồng thời khuyến khích phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”. Trong đó, đề ra 09 nhiệm vụ trọng tâm để triển khai thực hiện, cụ thể là:
 
Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số thông qua các hội thi, hội diễn và tại các sự kiện văn hóa du lịch của huyện, tỉnh
 
Tổ chức kiểm kê, lập danh mục loại hình di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đà Bắc và lựa chọn di sản văn hóa đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ. nghiên cứu, sưu tầm, phân loại di sản văn hóa phi vật thể  dân  ca,  dân  vũ, dân  nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số đã, đang bị mai một để đề ra các nhiệm vụ,  giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu các dân tộc thiểu số; khai thác các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc có tiềm năng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc.
 
Đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ các nghệ nhân, người có uy tín và phát huy vai trò chủ thể của người dân đang nắm giữ nghệ thuật truyền thống về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đà Bắc thực hiện trao truyền bí quyết, kiến thức, kỹ năng thực hành các di sản văn hóa dân ca, dân vũ, dân nhạc; thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư, khai thác phát huy lợi thế, tiềm năng của di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số vào hoạt động kinh tế, phát triển du lịch. Tổ chức xét đề nghị tặng các danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ  nhân  nhân dân”  để  tôn vinh  các nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể về nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc dân gian.
 
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa cấp huyện, cấp xã và các chủ thể    văn hóa trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc dân gian các dân tộc thiểu số; Hỗ trợ các nghệ nhân nghiên cứu, sưu tầm, tổ chức truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gắn với khai  thác, xây dựng các sản phẩm du lịch.
 
Tổ chức phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Hỗ trợ cộng đồng tổ chức thực hành để bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc ngay chính trong đời sống cộng đồng, lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại các điểm du lịch và trong các sự kiện văn hóa du lịch, lễ  hội truyền thống nhằm tạo môi trường  thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc…tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng trong huyện. Hỗ trợ phục dựng một số làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu tổ chức biểu diễn phục vụ hoạt động trải nghiệm của khách du lịch tại các điểm du lịch; tổ chức Liên hoan dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số.
 
Đưa một số loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc vào hoạt động giáo dục ngoại khóa cho học sinh. Phòng Giáo dục và Đào tạo xây  dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ cho học sinh trên  địa bàn huyện  nhằm tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc đến với thế hệ trẻ; tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc, vai trò và giá trị của loại hình di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số trong trường học và sinh hoạt tại Câu lạc bộ trong các nhà trường với các hình thức phong phú, sáng tạo.
 
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội gắn với phát triển du lịch; xây dựng các phóng sự, clip, tài liệu, quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc mình; tuyên truyền quảng bá thông qua các hội thi, hội diễn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống và tại các sự kiện văn hóa du lịch của huyện, tỉnh, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các tour, tuyến, sản phẩm du lịch gắn với các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số có giá trị để thu hút khách du lịch.
 
Xây dựng các tour, tuyến kết nối các điểm du lịch khai thác giá trị di sản văn hóa dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tạo thành chuỗi sản phẩm mang bản sắc văn hóa độc đáo của từng dân tộc phục vụ khách du lịch. Tham gia các khóa tập huấn về du lịch và dịch vụ du lịch gắn với khai thác các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số xây dựng thành sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của mỗi dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc.
 
Ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, phục  dựng, lưu  giữ, bảo tồn, phát huy  giá  trị các loại hình dân ca, dân  vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc; thực hiện số hóa dữ liệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số phục vụ công tác  bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá di sản gắn với phát triển du lịch; khai thác, phát huy tài nguyên số  dữ  liệu dân ca, dân  vũ,  dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc trên các nền tảng không gian mạng qua: Facebook, Zalo, Youtube, Fanpage, Tiktok… gắn kết  với thị trường, đối tượng, sản phẩm du lịch; kết nối các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch trong hoạt động xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
 
Tổ chức sơ kết Đề án theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2023" trên địa bàn huyện, tôn vinh các nghệ nhân có công truyền dạy, bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số huyện Đà Bắc gắn với phát triển du lịch.
 
Thông qua các nhiệm vụ, giải pháp để đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch. Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới, góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số. Đồng thời, tăng cường đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh xã  hội hóa  huy  động  mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển văn hóa và du lịch trên địa bàn huyện Đà Bắc./.
 
Thùy An 
Cổng TTĐT tỉnh Hòa Bình - hoabinh.gov.vn