logo
title

Quảng Điền (Thừa Thiên Huế): Chú trọng phát triển lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

Cập nhật ngày: 18/08/2021
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) là huyện vùng nông, với quyết tâm đưa nên kinh tế của huyện phát triển theo hướng tăng trưởng, tăng dần tỷ trong công nghiệp và xây dựng, trong những năm qua với sự quyết tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân đến nay lĩnh vực tiêu thủ công nghiệp, xây dựng đã đạt được những kết quả đang kể, góp phần đưa nên kinh tế của huyện ngày càng phát triển theo hướng hiện đại.
Nhằm từng bước đưa nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển mạnh, trong những năm qua, huyện Quảng Điền phấn đấu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: "Nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng”. Với những nhóm chỉ tiêu và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Trong đó phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề được xem là nhiệm vụ cấp bách là động lực để đưa nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng đa dạng, trong thời gian qua UBDN huyện đã chú trọng tranh thủ các nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển làng nghề, khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp, nhất là khu công nghiệp Quảng Vinh, cụm tiểu thủ công nghiệp An Gia. Bên cạnh đó, tăng cường hỗ trợ để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống như đan lát Bao La, Thủy Lập, bún bánh Ô Sa, nghề xây dựng ở Uất Mậu...Nét nổi bật của huyện trong việc đẩy mạnh tiêu thủ công nghiệp làng nghề trong thời gian qua là đã  thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các làng nghề duy trì và phát triển trong đó nổi bật là hoạt động của HTX Mây tren đan Bao la, đến thời điểm hiện nay HTX luôn tạo việc làm ổn định cho trên 70 lao đông, để phục vụ nhu cầu cho du khách đến tham quan mua sắm Ban quản lý HTX luôn cải tiến mẫu mã mới kết hợp với mẫu mã truyền thuyền thống nên mỗi một sản phẩm làm ra luôn mang nét tinh sảo, những giá trị đặc trưng riêng có của làng nghề truyền thống Bao La.
 
Bên cạnh đó huyện đã chú trọng phát triển sản xuất từng ngành như xây dựng và trang trí nội thất, ngành cơ khí gia công và sữa chữa, ngành chế biến nông-thủy sản, ngành thêu gia công, ngành mây tre đan, hình thành và thúc đẩy phát triển các ngành nghề mới nhất là đã xây dựng và phát triển các cụm tiểu thủ công nghiệp. Theo đó huyện đã phối hợp Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh tiến hành khảo sát và lập quy hoạch chi tiết với quy mô 130 ha ở khu công nghiệp Quảng Vinh.  Đã hoàn thiện  đầu tư xây dựng hạ tầng và đưa vào sử dụng cụm công nghiệp Bắc An Gia. Bên cạnh đó UBND huyện đang xúc tiến khảo sát, đề xuất bổ sung danh mục quy hoạch, đồng thời, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 cụm công nghiệp Quảng Lợi.
 
 
Sản phẩm mây tre đan Bao La tham gia hội nghị trưng bay sản phẩm huyện năm 2020
 
Bên cạnh đó một số ngành sản xuất tăng trưởng đạt khá như: khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất bờ lô, đồ gỗ, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm. Các điểm tiểu thủ công nghiệp ở một số trung tâm tiểu vùng như Sơn Tùng, Lai Trung xã Quảng Vinh, Đông Xuyên xã Quảng An, Phú Ngạn xã Quảng Thành, Vĩnh Tu xã Quảng Ngạn và Tân Xuân Lai xã Quảng Thọ đã tiến hành quy hoạch xác định vị trí cho từng điểm cụ thể và định hướng để  phát triển các điểm tiểu thủ công nghiệp nay quy mô hơn. Trên lĩnh vực khôi phục và phát triển làng nghề huyện đã chỉ đạo các địa phương tiếp tục củng cố và duy trì các làng nghề đã xây dựng như làng nghề truyền thống đan đát Bao La, đan đát Thủy  Lập, bún bánh Ô Sa.  Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống An Gia thị trấn Sịa, Bác Vọng Tây xã Quảng Phú, hỗ trợ và xúc tiến hình thành các làng nghề rượu Lai Hà xã Quảng Thái, thêu An Xuân xã Quảng An, nước mắm Tân Thành xã Quảng Công, rau an toàn Thành Trung xã Quảng Thành….
 
Để cụ thể hóa các chương trình trọng điểm đã được Huyện ủy và HĐND huyện quyết nghị, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trọng điểm về phát triển cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề  từ nay đến năm 2025 huyện sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cụm tiểu thủ công nghiệp Bắc An Gia, khu công nghiệp Quảng Vinh. Tiếp tục phát huy nội lực, vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ cá thể trong các làng nghề, cụm công nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; đồng thời tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Trung ương, các tổ chức quốc tế, nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất ở các cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề.Tăng cường khảo sát, tìm hiểu thị trường tiêu thụ, tiếp cận các điểm tập trung giới thiệu, quảng bá sản phẩm để làm tốt công tác định hướng tổ chức sản xuất nhằm làm tốt công tác giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh để có cơ hội tiếp cận các nguồn thông tin và các kỹ năng quản lý.
 
Với những kết quả đạt được cũng như các giải pháp đề ra  tin chắc rằng trong thời gian tới lĩnh vực  tiểu thủ công nghiệp,  làng nghề trên địa bàn huyện phát triển vững mạnh là động lực để đưa nền kinh tế của huyện phát triển theo hướng tăng trưởng và ổn định./
Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế